Giai Đoạn Xấu Nhất Khi Niềng Răng Là Khi Nào?

Bác sĩ Nguyễn Văn Thăng

✅ Đã kiểm duyệt nội dung
Bs Nguyễn Văn Thăng hiện đang là bác sĩ điều trị chính tại Nha Khoa VIN Dentist. Kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực nha khoa, niềng răng, bọc răng sứ...

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng

Niềng răng có mấy giai đoạn? Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là lúc nào? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng khi đang có ý định niềng răng. Qua bài viết dưới đây, nha khoa VIN Dentist sẽ giải đáp để bạn hiểu rõ hơn về những thắc mắc trên. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các giai đoạn niềng răng bạn nên biết

Niềng răng là một trong những kỹ thuật được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng móm, hô, lệch khớp cắn,… sao cho răng về đúng vị trí ở trên cung hàm. Để biết giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào, trước hết bạn phải biết các giai đoạn trong quá trình niềng răng. Điều này giúp bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi bắt đầu quá trình niềng răng.

Giai đoạn chỉnh nha trước khi niềng

Trước khi bắt đầu niềng, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các bước kiểm tra để đánh giá tình trạng răng của bệnh nhân. Các bước này bao gồm thăm khám, chụp X-quang, lấy dấu răng. Thông qua các thông tin này, bác sĩ có thể xác định tình hình hiện tại và lập phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Giai đoạn chỉnh nha trước khi niềng
Giai đoạn chỉnh nha trước khi niềng

Giai đoạn đeo mắc cài niềng răng

Sau khi xác định được phương pháp niềng phù hợp, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn các khí cụ chỉnh nha như dây cung và mắc cài lên răng. Thao tác này giúp giãn các dây chằng xung quanh răng. Bác sĩ sẽ khâu niềng vào giữa kẽ răng hàm số 6 và răng số 7 để tạo ra lực kéo, hỗ trợ răng trong quá trình dịch chuyển. Bước tiếp theo là đặt thun tách kẽ nếu như khoảng cách giữa 2 răng này quá gần nhau.

Bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ thay thế các mắc cài trước đó bằng việc sử dụng mắc cài và dây cung có kích thước lớn hơn để xoay trục răng và làm đều cung răng. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn dàn đều răng, thường kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Dù sự thay đổi của răng trong giai đoạn này có vẻ không rõ ràng nhưng phần trục răng sẽ thẳng hơn.

Một số trường hợp không cần phải cắm vít
Giai đoạn đeo mắc cài niềng răng

Trong trường hợp nếu không đủ khoảng trống để cho răng di chuyển, bác sĩ có thể quyết định nhổ hoặc cắt kẽ răng, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Và để lấp đầy khoảng trống đó, bác sĩ tiến hành kéo răng cửa hoặc răng nanh thông qua cơ chế trượt dây cung.

Ngược lại, nếu trong quá trình niềng răng, bạn không được bác sĩ chỉ định nhổ răng thì không cần quá trình này mà chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

>>> Xem thêm: Cắm vít niềng răng có đau không?

Giai đoạn tinh chỉnh mắc cài

Nếu răng vẫn còn tình trạng lệch về khớp cắn sau khi đã đóng khoảng thì bác sĩ sẽ tinh chỉnh mắc cài để lực nhai 2 hàm phân bổ đều hơn. Giai đoạn này sẽ đưa khớp cắn về đúng tỷ lệ của nó, giúp hàm răng cân đối hơn. Đây không phải là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng bởi vì lúc này các răng gần như đã thẳng hàng và không còn sai lệch nghiêm trọng như trước.

Giai đoạn tinh chỉnh mắc cài
Giai đoạn tinh chỉnh mắc cài

Giai đoạn tháo mắc cài và đeo hàm duy trì

Giai đoạn tháo niềng là lúc mà hầu hết mọi người đều rất háo hức. Khi hàm răng đã đều đẹp, bác sĩ tiến hành tháo dây cung và mắc cài ra. Tiếp theo là vệ sinh miệng, đánh bóng và điều trị các bệnh lý răng miệng.

Giai đoạn đeo hàm duy trì
Giai đoạn đeo hàm duy trì

Sau khi tháo niềng, bạn tiếp tục đeo hàm duy trì để cố định răng để răng không về lại vị trí cũ. Bạn sẽ phải đeo hàm duy trì trong thời gian đầu và giảm tần suất dần về sau theo chỉ định của bác sĩ.

Nhằm giúp các giai đoạn hiệu quả đúng như mong muốn, đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn các bác sĩ làm răng uy tín tại Đà Nẵng để được tư vấn, điều trị chỉnh nha một cách chuyên nghiệp.

>>> Xem thêm: Chi tiết về phương pháp niềng răng mặt trong mới nhất

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào?

Theo chia sẻ của những người đã từng niềng răng, 3 tháng đầu tiên là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng. Lúc này, răng còn khấp khểnh, lộn xộn, mắc cài còn lộn xộn, vướng víu nên ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt là điều khó tránh khỏi.

Niềng răng hô bằng phương pháp mắc cài
3 tháng đầu là giai đoạn xấu nhất khi niềng

Chưa kể, nếu bạn không ăn uống đầy đủ trong giai đoạn này có thể gây sụt cân, khiến má và thái dương bị hóp, làm khuôn mặt bạn thiếu sức sống. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn đã quen với việc niềng răng.

Với trường hợp răng hô, móm cần nhổ răng ở giai đoạn này để răng còn đủ khoảng trống di chuyển. Vì vậy, khi bạn cười, người đối diện sẽ nhìn thấy khoảng cách lớn giữa hai hàm răng của bạn, gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti.

Giai đoạn niềng răng đau nhất là khi nào?

Giai đoạn đau nhất khi niềng răng thường xuất hiện trong vài ngày sau khi bạn mới đeo niềng hoặc sau mỗi lần điều chỉnh niềng. Sự thay đổi này làm cho răng và nướu của bạn cảm thấy đau và nhạy cảm. Bạn sẽ cảm thấy đau nhất khi áp lực từ lực kéo của niềng bắt đầu tác động lên răng, tạo ra sự dịch chuyển. Cảm giác đau này thường giảm dần theo thời gian khi bạn đã thích ứng với sự thay đổi và khi răng di chuyển đến vị trí mới.

Niềng răng có đau không? 
Bạn bị đau nhức vài ngày đầu khi niềng

Cách khắc phục giai đoạn xấu nhất khi niềng răng:

Ba tháng đầu khi đeo niềng là thời điểm để bạn làm quen với mắc cài trên răng. Trong giai đoạn này, có nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ như sụt cân, hóp má, hóp thái dương.

Sử dụng sáp nha khoa để bôi
Sử dụng sáp nha khoa để bôi

Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Trong hai tuần đầu tiên sau khi đeo niềng răng, bạn thường bị đau nhức răng và lợi. Để giảm đau nhức, ưu tiên ăn thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt.
  • Sử dụng sáp nha khoa để bôi lên các cạnh sắc nhọn của mắc cài, giảm cơ hội cọ xát vào môi, nướu, má để giảm nguy cơ xước, chảy máu.
  • Bảo vệ răng miệng đúng cách bằng cách vệ sinh răng miệng sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như tăm nước, chỉ nha khoa để đảm bảo vệ sinh hiệu quả và hạn chế rủi ro bung mắc cài, cũng như nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh tình trạng sụt cân và hóp má.
  • Chọn lựa địa chỉ chỉnh nha uy tín Đà Nẵng có đội ngũ bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, ăn uống khoa học và giấc ngủ đủ giấc để vượt qua giai đoạn xấu nhất khi niềng răng.

Vậy là qua bài viết trên của VIN Dentist, bạn đã biết được giai đoạn xấu nhất khi niềng răng rồi đúng không? Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc răng niềng tốt hơn.

Nha Khoa VIN Dentisttrung tâm nha khoa uy tín ở Đà Nẵng, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Được nhiều khách hàng tin tưởng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!

>>> Xem thêm: Niềng răng tại nhà có hiệu quả như “lời đồn”?

4.8/5 - (99 bình chọn)

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest