Nụ cười rạng rỡ của bé là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Tuy nhiên, nụ cười ấy có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng răng bị mòn. Vậy răng bé bị mòn phải làm sao? Bố mẹ cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé?
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi răng bé bị mòn, giúp bé sở hữu nụ cười khỏe đẹp. Hãy cùng Nha khoa VIN Dentist tìm hiểu để bảo vệ nụ cười rạng rỡ của bé yêu!
Nguyên nhân dẫn đến răng bé bị mòn
Răng sữa thường bắt đầu mọc khi bé khoảng 6 tháng tuổi và sau đó sẽ phát triển hoàn thiện trong những năm tiếp theo. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé ăn dặm và phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra, chúng cũng giúp định hình cung hàm và giữ vị trí cho các răng vĩnh viễn sắp mọc. Do đó, việc chăm sóc răng sữa của bé từ những ngày đầu tiên là rất quan trọng.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ăn mòn chân răng và dẫn đến tình trạng trẻ bị sâu răng hàm. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Răng sữa có lớp men mỏng hơn so với răng vĩnh viễn
Những chiếc răng đầu đời của bé có lớp men mỏng và không được khỏe mạnh như răng trưởng thành. Do đó chúng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, đặc biệt khi bé không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Ngoài ra, thói quen nghiến răng khi ngủ cũng gây ma sát lên bề mặt răng, làm răng bé bị mòn.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Do bé còn nhỏ, nhiều phụ huynh thường không chú trọng đến việc vệ sinh răng của con. Sự mải chơi của bé cũng làm cho việc đánh răng hoặc súc miệng không được thực hiện cẩn thận. Thường thì bé chỉ làm qua loa, không tập trung, dẫn đến việc mảng bám vẫn còn đọng lại. Kết hợp với axit trong nước bọt, điều này có thể làm răng bé bị mòn.
Nhiều bé cũng có thói quen chải răng từ sát cổ chân răng xuống, điều này có thể gây tổn thương cho vị trí chân răng và phần viền nướu, góp phần vào tình trạng mòn chân răng.
Thêm vào đó, việc lựa chọn kem đánh răng phù hợp cũng rất quan trọng. Bố mẹ hãy chọn loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé, vì nhiều loại kem đánh răng chứa thành phần có thể gây hại cho men răng, gây tổn thương cho răng của bé.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường
Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga thường là những món khoái khẩu của bé nhỏ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này có thể gây tổn thương cho răng. Nếu không làm sạch kịp thời, lượng đường lớn này có thể gây sâu răng và khiến răng bé bị mòn.
Bú bình sữa khi ngủ
Bú bình sữa khi bé ngủ tạo điều kiện cho đường tích tụ lại quanh răng của bé. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh. Hơn nữa, khi ngủ, lượng nước bọt trong miệng thường giảm, làm cho răng thiếu sự bảo vệ khỏi quá trình ăn mòn.
Thiếu hụt Flour và Canxi
Thiếu hụt Canxi và Fluor trong khẩu phần dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của răng. Canxi và fluor là hai dưỡng chất quan trọng giúp răng trở nên chắc khỏe. Thiếu hụt hai chất này dẫn đến tình trạng răng yếu, dễ vỡ hoặc bị ăn mòn. Bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ canxi và fluor qua khẩu phần ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe răng miệng cho bé.
Dấu hiệu răng của bé bị mòn
Tình trạng răng bé bị mòn thường diễn ra trong thời gian dài và khó nhận biết bằng mắt thường. Chỉ khi chân răng bị mòn đến mức lộ rõ thì bố mẹ mới có thể nhận biết được. Khi đó, men răng đã bị bào mòn nhiều, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bé. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo rằng khi bé vừa mọc răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa để được bác sĩ khám và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng.
Nha Khoa VIN Dentist đưa ra một số dấu hiệu cho thấy răng sữa bị mòn ở bé nhỏ bao gồm:
- Đau răng: Men răng sữa bị mòn làm răng không còn lớp bảo vệ tốt, gây ra đau răng. Tình trạng mòn cũng có thể ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh làm đau răng.
- Bề mặt răng sữa xỉn màu: Tại vị trí răng sữa bị mòn, khi mất lớp men, dải màu trắng xỉn sẽ xuất hiện trên bề mặt răng gần viền nướu. Khi tình trạng mòn nặng hơn, dải màu trắng này có thể chuyển sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là đen. Đây là dấu hiệu của sâu răng.
- Răng sữa nhạy cảm hơn: Mòn men răng khiến răng sữa trở nên nhạy cảm hơn khiến bé khó chịu, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Nướu sưng tấy: Ngoài tình trạng mòn răng, nướu xung quanh răng cũng có thể bị tổn thương và sưng tấy, thậm chí là chảy máu.
Bé bị ăn mòn chân răng có nguy hiểm không?
Bé bị ăn mòn chân răng có thể dẫn đến một số nguy cơ sau:
- Mất thẩm mỹ: Răng bị mòn khiến nụ cười của bé trở nên kém xinh.
- Ê buốt răng: Khi men răng bị mòn, lớp ngà răng bên trong sẽ lộ ra, khiến bé cảm thấy ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc chua.
- Sâu răng: Răng bị mòn mỏng dần, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.
- Viêm nướu: Răng bé bị mòn làm lộ phần chân răng, nơi nướu bám vào, khiến nướu dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Mất răng sớm: Nếu tình trạng răng bé bị mòn không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng sớm.
Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết Trẻ bị đau răng sâu phải làm sao để biết cách xử lý kịp thời!
Răng bé bị ăn mòn phải làm sao?
Phương pháp điều trị khi răng bé bị mòn sẽ phụ thuộc vào mức độ mòn răng, bố mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị là rất quan trọng.
- Trường hợp mòn răng nhẹ: Phương pháp thích hợp là sử dụng kem đánh răng chứa fluor, tái khoáng hóa men răng và ngà răng, sử dụng bạc diamin fluorua và sử dụng nước súc miệng chứa fluor.
- Trường hợp mòn răng nặng, có sâu răng: Trong trường hợp mòn răng nặng, bị mất hoàn toàn lớp men răng và có sâu răng, bác sĩ thực hiện loại bỏ phần răng bị sâu (trám răng, bọc răng cho trẻ em) hoặc bỏ hoàn toàn các răng bị sâu nặng.
Trong quá trình điều trị, các loại chất trám răng như thủy ngân, bạc, kim loại khác dùng trong nha khoa có thể được sử dụng. Các loại chất trám này có độ bền cao và tạo màu tương tự màu của răng, giúp khôi phục lại vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười của bé.
Tham khảo ngay bảng giá điều trị răng sâu cho trẻ MỚI NHẤT 2024
Cách phòng tránh mòn răng cho bé
Bên cạnh các biện pháp điều trị tại chỗ cho răng bị mòn, việc hồi phục men răng có thể đạt được thông qua các biện pháp phòng ngừa và sử dụng fluorua. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa mà bố mẹ nên lưu ý:
- Tránh cho bé ngậm bình sữa khi ngủ: Nếu bé khó ngủ, có thể cho bé ngậm, nhưng sau khi bé đã ngủ sâu, hãy tháo núm vú và bình sữa ra.
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn: Sau khi bé bú, đảm bảo rằng bé uống nước và sử dụng khăn ẩm hoặc gạc chuyên dụng để làm sạch nướu và răng cho bé.
- Vệ sinh núm vú giả thường xuyên: Vệ sinh núm vú giả thường xuyên, không tẩm đường hoặc mật ong vào núm vú để bé mút.
- Hạn chế đồ ăn, thức uống có đường: Hạn chế cho bé uống nước ngọt, nước hoa quả đóng chai có hàm lượng đường và axit cao.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước: Bé nên được dạy thói quen uống nước thường xuyên, đặc biệt sau khi ăn và sau khi uống sữa.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng cho bé từ sớm, nên dùng khăn ướt hoặc bàn chải răng mềm. Bé lớn hơn nên được học cách chải răng nhẹ nhàng với bàn chải và kem đánh răng chứa flourua.
- Đi khám nha khoa định kỳ: Đưa bé đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là cho bé đang điều trị mòn răng để kiểm tra tiến triển của bệnh.
Khi bé bị mòn răng, việc đưa bé đến bác sĩ để điều trị và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc là rất quan trọng. Bố mẹ đừng quá lo lắng bởi vì men răng có thể được hồi phục nếu tình trạng răng bé bị mòn không quá nghiêm trọng, thông qua việc sử dụng fluorua và các biện pháp chăm sóc phù hợp. Bố mẹ cần chú ý và đưa bé đến nha sĩ để ngăn chặn tình trạng mòn răng ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Đừng quên ghé nha khoa Đà Nẵng – Nha khoa VIN Dentist nếu bố mẹ ở gần để được thăm khám và tư vấn nhé.
NHA KHOA VIN DENTIST ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ: 475 Đ.Trần Hưng Đạo, An Hải Tây, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Hotline: 0835.79.1111
- Điện thoại: 0236.730.3979
- Email: vindentistdanang@gmail.com
- Website: www.vindentist.vn
- Fanpage: https://fb.com/vindentist/
- Youtube: Nha khoa VIN Dentist
- Giờ mở cửa: Thứ 2 – Chủ nhật, từ 09:00 – 21:00
Bác sĩ Nguyễn Văn Thăng hiện đang là bác sĩ điều trị chính tại Nha Khoa VIN Dentist. Kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực nha khoa, niềng răng, bọc răng sứ… Cam kết mang đến cho quý khách hàng nụ cười tỏa sáng. Liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn tốt nhất: 0835.79.1111