Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền? Có Bị Sâu Lại Không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Thăng

✅ Đã kiểm duyệt nội dung
Bs Nguyễn Văn Thăng hiện đang là bác sĩ điều trị chính tại Nha Khoa VIN Dentist. Kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực nha khoa, niềng răng, bọc răng sứ...

Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền? Có Bị Sâu Lại Không?
Trám Răng Sâu Bao Nhiêu Tiền? Có Bị Sâu Lại Không?

Tình trạng sâu răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu như không được điều trị kịp thời. Phương pháp trám răng sâu đã ra đời và được ứng dụng phổ biến trong nha khoa, giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Nha khoa VIN Dentist sẽ chia sẻ những câu hỏi thường gặp liên quan đến sâu răng, trám răng mà nhiều người quan tâm.

Trám răng sâu là gì?

Trám răng sâu là kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa đặc biệt để bổ sung phần mô răng bị thiếu do sâu răng. Phương pháp trám răng giúp phục hồi hình dạng, khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Trám răng sâu là gì?
Trám răng sâu là kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa đặc biệt để bổ sung phần mô răng bị thiếu do sâu răng

Triệu chứng cho thấy bạn cần trám răng sâu:

Răng sâu nếu không được điều trị sớm thì các lỗ sâu ngày càng lớn và lan ra xung quanh. Tình trạng này khiến răng đau nhức, nhiễm trùng thậm chí rụng răng. Do đó, bạn cần nhận biết sớm các triệu chứng để biết khi nào cần trám răng sâu.

Một số triệu chứng thường gặp nhất là:

  • Răng bị đau nhức kéo dài, có thể gây đau đầu, đau thái dương (trường hợp sâu răng nặng).
  • Răng có lỗ sâu trũng màu đen, gây mất thẩm mỹ.
  • Răng dễ nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh.
Triệu chứng cho thấy bạn cần trám răng sâu
Triệu chứng cho thấy bạn cần trám răng sâu là đau nhức răng

Các đối tượng thường bị sâu răng

Sâu răng là tình trạng nha khoa khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, hai đối tượng có nguy cơ sâu răng cao hơn do những đặc điểm và thói quen sinh hoạt riêng:

  • Trẻ em: Bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công răng miệng. Trẻ em cũng thường thích ăn kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,… chứa nhiều đường – đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, trẻ chưa có ý thức tự giác vệ sinh răng miệng đầy đủ, đúng cách nên dễ bị sâu răng.
  • Người già: Họ thường gặp tình trạng khô miệng do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do thay đổi sinh lý, làm giảm lượng nước bọt, tăng nguy cơ sâu răng. Bên cạnh đó, người già gặp khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng, khiến vi khuẩn dễ dàng tích tụ và gây sâu răng.
Các đối tượng thường bị sâu răng
Đối tượng thường bị sâu răng nhiều nhất là trẻ em bởi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện

Các vật liệu trám răng sâu phổ biến

Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng trong trám răng. Phổ biến nhất là:

  • Composite: Là vật liệu có màu sắc giống răng tự nhiên, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, tuổi thọ của Composite khoảng 5 năm, khả năng chịu lực của vật liệu này không cao.
  • Amalgam (trám răng bạc): Amalgam là hợp chất được làm từ thủy ngân, kẽm, bạc, thiếc và đồng. Vật liệu này được sử dụng cho đến ngày nay bởi giá thành rẻ và tuổi thọ cao. 
  • Sứ: Trám răng sứ được sử dụng cho những trường hợp răng sứt mẻ lớn. Ưu điểm của chất liệu sứ là tính thẩm mỹ cao, khả năng chống ăn mòn và chống ố vàng tốt hơn các chất liệu khác.
  • Vàng: Vàng giúp tăng độ cứng và khả năng chịu lực của răng, đồng thời tốc độ ăn mòn của vàng cũng chậm hơn so với các vật liệu khác. Tuy nhiên, chi phí trám răng vàng thường khá cao và tốn kém.
  • GIC:  là vật liệu được làm từ fluoro aluminosilicate và axit polyacrylic. GIC không chứa fluoride nên độ an toàn cao, lành tính, giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Vật liệu này còn có khả năng liên kết các vết nứt lại với nhau.
Các vật liệu trám răng sâu phổ biến
Composite – Vật liệu trám răng sâu phổ biến

Trám răng sâu có lấy tủy không?

Trên thực tế, không phải trường hợp trám răng nào cũng cần điều trị tủy. Nếu răng của bạn có khiếm khuyết nhỏ, chân răng hơi mòn hoặc lỗ sâu nhỏ thì không cần phải lấy tủy răng.

Tuy nhiên, nếu răng sâu nặng ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm tủy hoặc chết tủy thì cần phải thực hiện điều trị tủy trước khi trám răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ lấy cao răng cùng lúc với lấy tủy, sau đó trám răng để khôi phục lại hình dáng răng, bù đắp lượng mô răng thật đã mất.

Trám răng sâu có lấy tủy không?
Trám răng sâu cần lấy tủy trong trường hợp răng sâu nặng

Trám răng sâu bao nhiêu tiền?

Chi phí trám răng sâu hiện nay dao động từ 150.000 đến 500.000 đồng/răng, tùy vào vật liệu sử dụng, loại răng và đối tượng trám răng sâu.

Trám răng sâu ở đâu uy tín?

Nha khoa VIN Dentist là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt là dịch vụ trám răng sâu. Một số lý do bạn nên chọn sâu răng tại Nha khoa VIN Dentist:

  • Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao: Các bác sĩ tại Nha khoa VIN Dentist đều có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với nghề và luôn cập nhật những phương pháp điều trị mới nhất.
  • Trang thiết bị hiện đại: Nha khoa sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình trám răng được diễn ra chính xác và an toàn.
  • Vật liệu hàn chất lượng: Vật liệu trám răng sâu tại Vin Dentist đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho răng sau khi trám.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm: Đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chu đáo.
  • Cam kết về chất lượng: Đơn vị cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ trám răng chất lượng, an toàn và hiệu quả.
  • Chi phí hợp lý: Tại Nha khoa VIN Dentist luôn công khai bảng giá dịch vụ rõ ràng, minh bạch để khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp với túi tiền của mình.
Trám răng sâu ở đâu uy tín?
Trám răng sâu ở đâu uy tín? Đến ngay Nha khoa VIN Dentist

Quy trình trám răng sâu như thế nào?

Hiện nay, có 2 loại trám răng phổ biến là trám răng sâu trực tiếp và trám răng sâu gián tiếp. Tùy vào từng kỹ thuật mà quy trình thực hiện sẽ khác nhau.

Quy trình trám răng trực tiếp

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng răng cần trám, xác định kích thước và tư vấn vật liệu trám phù hợp.
  • Bước 2: Gây tê và làm sạch vùng răng cần trám răng. Phần răng bị sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra còn giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn và cao răng.
  • Bước 3: Bác sĩ vật liệu trám vào khoang trám đã được làm sạch. Lúc này vật liệu trám răng đang ở dạng lỏng. Khi tiếp xúc với tia laser, nó sẽ dần dần đông cứng trong vòng 40 giây.
  • Bước 4: Điều chỉnh miếng trám, loại bỏ vật liệu thừa. Bề mặt trám được làm nhẵn và đánh bóng giúp răng không bị khó chịu.
Quy trình trám răng sâu như thế nào?
Quy trình trám răng sâu trực tiếp

Quy trình trám răng gián tiếp

Trám răng gián tiếp là phương pháp hiện đại, dùng miếng trám chế tác bên ngoài, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa mô răng và miếng trám. Các bước khám và gây mê ban đầu cũng tương tự như trám răng trực tiếp.

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra vùng cần trám, xác định kích thước và tư vấn về một số loại vật liệu nên sử dụng để trám răng sâu.
  • Bước 2: Gây tê và vệ sinh vùng cần trám. Phần răng bị sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng. Đồng thời, loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và cao răng.
  • Bước 3: Lấy dấu răng để tạo hình trám theo hình dạng và kích thước của răng. Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng vào ngày hôm sau để hoàn tất quy trình.
  • Bước 4: Gắn miếng trám vào răng bằng vật liệu chuyên dụng. Toàn bộ quá trình trám răng gián tiếp mất khoảng 2 lần hẹn, mỗi lần kéo dài khoảng 30 – 45 phút.

Trám răng sâu lỗ to có được không?

Trường hợp răng sâu lỗ to có trám được không? Câu trả lời là . Với điều kiện khoang răng không bị nhiễm trùng hoặc chưa ảnh hưởng đến tủy bên dưới thì việc trám răng vẫn có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, trường hợp này phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Trám răng sâu lỗ to có được không?
Trám răng sâu lỗ to có được không? Câu trả lời là CÓ.

Bạn lưu ý rằng răng có lỗ sâu to vẫn có thể trám nhưng độ bền không cao, chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn. Bởi vì những lỗ sâu to thì diện tích cần trám sẽ rất lớn. Vì vậy khả năng bám dính của vật liệu trám bị giảm đi. Khi răng chịu lực nhai thường xuyên sẽ dễ bị bong tróc. 

Trong trường hợp này, các bác sĩ thường sẽ tư vấn cho khách hàng sử dụng 2 phương pháp tối ưu hơn là bọc răng sứtrồng răng implant.

Trám răng sâu lỗ to bao nhiêu tiền?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp trám răng và nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau. Chi phí trám răng sâu lỗ to thường dao động từ 300.000 – 3.000.000 VNĐ/răng.

Răng cửa bị sâu có trám được không?

Răng cửa bị sâu vẫn có thể phục hình bằng trám nếu bệnh chưa ảnh hưởng đến tủy, răng chưa bị lung lay và lượng mô răng bị ảnh hưởng không quá 50% thân răng. Trám răng cửa bị sâu là giải pháp hữu hiệu, giúp loại bỏ răng sâu và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan nghiêm trọng.

Răng cửa bị sâu có trám được không?
Răng cửa bị sâu vẫn có thể phục hình bằng trám

Trám răng cửa bị sâu giá bao nhiêu?

phòng khám răng tại Đà Nẵng VIN Dentist, chi phí trám răng cửa bị sâu được niêm yết là 500.000 VNĐ/răng đối với những trường hợp răng bị tổn thương ở mức nhẹ.

Răng sâu bị vỡ có trám được không?

Trong mọi trường hợp, răng sâu đều cần được kiểm tra và trám kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Câu trả lời cho vấn đề răng sâu bị vỡ có trám được không là .

Tuy nhiên, trong trường hợp răng sâu quá lớn hoặc thì chúng ta nên sử dụng phương pháp bọc răng sứ.

Răng sâu bị vỡ có trám được không?
Răng sâu bị vỡ vẫn có thể trám được

Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Răng đã trám vẫn có thể bị sâu lại. Tuy nhiên, tình trạng này ít khi gặp phải nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ sau khi trám răng sâu.

Trám răng rồi có bị sâu lại không?
Trám răng rồi có thể bị sâu lại, tuy nhiên trường hợp này rất ít gặp

Một số nguyên nhân khiến răng đã trám bị sâu lại là:

  • Vệ sinh răng miệng chưa tốt.
  • Thường xuyên ăn thức ăn ngọt, dai, cứng,…
  • Kỹ thuật trám răng không tốt nên miếng trám không khít sát với răng.
  • Chưa lấy hết tủy bị viêm trong lỗ sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Những lưu ý quan trọng sau khi trám răng sâu

Sau khi thực hiện trám răng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trong ít nhất 2 giờ sau khi trám, hạn chế nhai thức ăn cứng để vật liệu trám có thời gian cứng lại.
  • Hạn chế tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống nóng/lạnh vì có thể răng vẫn còn nhạy cảm và ê buốt.
  • Hạn chế những thực phẩm, đồ uống gây ố vàng như cà phê, trà, rượu vang đỏ, thuốc lá.
  • Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp với kem đánh răng có fluoride, chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn. Ngoài ra, bạn nên đánh răng bằng bàn chải lông mềm với lực vừa phải để tránh làm mòn vật liệu trám.
  • Đến nha sĩ để vệ sinh và kiểm tra răng miệng 6 tháng một lần. Nhằm phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và đảm bảo miếng trám vẫn nguyên vẹn.
Những lưu ý quan trọng sau khi trám răng sâu
Những lưu ý quan trọng sau khi trám răng sâu

Nha khoa VIN Dentist đã cung cấp thông tin chi tiết về quy trình trám răng sâu, đồng thời giải đáp các câu hỏi thường gặp. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng tái phát, bạn nên đến nha sĩ để vệ sinh răng miệng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Đánh giá post

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest