Tuy bọc răng sứ mang lại nhiều ưu điểm, giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Nhưng kèm theo đó là tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt khó chịu. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết của Nha khoa VIN Dentist nhé!
Nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt
Bọc răng sứ bị ê buốt có thể xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Chẳng hạn như: Tay nghề bác sĩ kém, chưa điều trị bệnh lý răng miệng triệt để, do cơ địa nhạy cảm,…
Nướu chưa kịp thích nghi
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác ê buốt hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ. Bởi sau khi bọc răng sứ, nướu sẽ không có thời gian để thích ứng kịp. Nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau nhức, ê buốt răng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Chưa điều trị răng sâu, viêm nha chu trước khi bọc răng sứ
Trước khi bọc răng sứ, người bệnh cần được điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu. Trong nhiều trường hợp nặng hơn dẫn đến áp xe và hỏng răng. Nếu không điều trị bệnh viêm nha chu cũng ảnh hưởng tuổi thọ của răng sứ, thậm chí mất răng thật.
Chưa điều trị tủy răng triệt để
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bọc răng sứ bị ê buốt là bác sĩ chưa điều trị dứt điểm tủy răng trước khi bọc răng sứ. Tủy răng bị nhiễm trùng chưa được loại bỏ cũng sẽ dẫn đến tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ. Điều kiện cơ bản và cần thiết nhất để tránh những tình trạng này là bác sĩ phải điều trị tủy răng cho bệnh nhân.
Chế tác mão răng sứ không chính xác
Răng sứ chế tác không sát khít với răng thật nên thức ăn mắc lại gây viêm nhiễm. Khi tiếp xúc với đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng khiến cùi răng bên trong bị ê buốt. Thông thường, nguyên nhân này do trình độ kỹ thuật của nha khoa không tốt. Do đó, bạn nên tham khảo trước khi chọn địa chỉ nha khoa thẩm mỹ uy tín Đà Nẵng.
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn khiến răng bị chênh, bị cộm khi ăn uống. Ngoài ra, khi răng sứ lắp không đúng cách bị cao hơn bình thường hoặc lệch so với răng đối diện. Điều này dẫn đến lực nhai tác động lên răng sứ ảnh hưởng đến chân răng thật. Từ đó sinh ra cảm giác ê buốt rất khó chịu.
Keo nha khoa bị lỏng
Một nguyên nhân khác làm bọc răng sứ bị ê buốt là do keo nha khoa bị lỏng, hở. Trường hợp này xảy ra khi bệnh nhân chọn cơ sở nha khoa không uy tín, trang thiết bị lỗi thời hoặc không đảm bảo chất lượng. Keo dán răng sứ của nha khoa cũng không được bền chắc. Kết quả là cảm giác đau nhức hoặc ê buốt nướu sau khi bọc răng sứ, thậm chí là răng sứ bị bung ra khỏi vị trí ban đầu.
Mài răng sai tỉ lệ
Nếu quá mài men răng thật trong quá trình bọc răng sứ, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức hoặc ê buốt răng. Bởi nếu men răng bị mài quá nhiều có thể làm lộ phần ngà răng và gây tổn thương. Do đó, cảm giác ê buốt là điều khó tránh khỏi.
Răng sứ kém chất lượng
Răng sứ mà nha khoa sử dụng có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc thường tương thích sinh học không tốt. Cũng như khả năng dẫn nhiệt trong môi trường khoang miệng không đảm bảo. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tủy răng thật khi nhai thức ăn nóng hoặc lạnh. Một số chất liệu còn khiến răng sứ làm đen viền nướu, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Do cơ địa dễ nhạy cảm
Một nguyên nhân nữa khiến bọc răng sứ bị ê buốt là do cơ địa nhạy cảm. Mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau đối với các vật liệu và kỹ thuật điều trị nha khoa. Khi bọc răng sứ, các vật liệu như keo nha khoa có thể gây ra phản ứng nhạy cảm với một số người. Cơ địa nhạy cảm là một yếu tố quan trọng cần được xem xét để mang lại kết quả tốt nhất.
Do thói quen nghiến răng
Một số người từng bọc răng sứ chia sẻ rằng thói quen nghiến răng cũng ảnh hưởng đến việc bọc răng sứ. Thói quen này làm cho các răng sứ đối diện nhau tác động một lực lớn vào nhau. Nếu không hạn chế thói quen này sẽ tạo cảm giác ê buốt khó chịu.
Răng sứ bị ê buốt trong bao lâu?
Có thể thấy bọc răng sứ không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng, nhưng vì một số nguyên nhân mà răng dễ bị ê buốt. Bên cạnh đó, bọc răng sứ bị ê buốt của mỗi người cũng không giống nhau bởi mỗi người sẽ có sức chịu đau khác nhau. Hơn nữa, nguyên nhân gây ê buốt cũng khác nhau. Nếu cảm giác này nhẹ trong khoảng 1-2 ngày thì hoàn toàn bình thường nên không cần quá lo lắng. Nhưng nếu dấu hiệu ê buốt liên tục nhiều ngày thì nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra.
Cách giảm ê buốt sau khi bọc răng sứ
Khi bọc răng sứ bị ê buốt, điều cần làm chính là đến nha khoa ngay lập tức để gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị. Ngoài ra có thể thực hiện theo một số cách sau để giảm bớt tình trạng trên:
- Uống thuốc giảm đau: Nếu không thể đến nha sĩ ngay, có thể sử dụng thuốc giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn và cho phép của dược sĩ trước khi sử dụng.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có thể loại bỏ vi khuẩn và hạn chế tình trạng ê buốt do nhiễm trùng răng. Hãy hòa 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đều cho đến khi muối tan sau đó súc miệng.
- Chườm đá: Đá có tác dụng giảm đau tạm thời. Hãy dùng một ít đá để đặt vào vùng gần răng sứ. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên răng sứ vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kem đánh răng chuyên dụng: Bác sĩ thường khuyên bạn nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Những sản phẩm này thường có sẵn trên thị trường và đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm ê buốt.
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm: Bàn chải đánh răng có lông mềm sẽ giảm tác động lên nướu và có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ê buốt.
- Nhai cẩn thận: Hạn chế nhai các loại thức ăn cứng như kẹo cứng, các loại hạt cứng và chú ý đến thói quen nghiến răng, cắn móng tay và các thói quen vệ sinh răng miệng kém khác.
Cách chăm sóc răng sứ an toàn tại nhà
Chỉ cần duy trì những thói quen sau, răng sứ sẽ giữ được màu trắng và độ bền như ban đầu:
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, buổi sáng, buổi tối và 30 phút sau mỗi bữa ăn. Bạn không nên đánh răng theo chiều ngang mà nên chải theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Không nên dùng tăm vì nướu và chân răng sẽ dễ bị tổn thương.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá ở mức thấp nhất có thể vì sẽ khiến răng sứ bị xỉn màu và ố vàng, gây mất thẩm mỹ.
- Khi ăn uống, bạn nên dàn đều lực nhai ở cả hai hàm để răng sứ không phải chịu lực quá lớn.
- Nên khám răng định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm những vấn đề răng miệng bất thường và có cách điều trị kịp thời.
Nha khoa VIN Dentist – Địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Đà Nẵng
Nha khoa VIN Dentist cung cấp dịch vụ bọc răng sứ Đà Nẵng luôn được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Một số ưu điểm của nha khoa là:
- Đội ngũ bác sĩ đều tốt nghiệp Đại học Y chính quy, có tinh thần làm việc chuyên nghiệp, chu đáo với mọi khách hàng.
- Đa dạng các loại răng sứ chất lượng có xuất xứ từ Mỹ, Anh, Đức, Hàn có tính thẩm mỹ tốt, độ bền cao, khả năng chịu lực tốt.
- Trang thiết bị hiện đại được nâng cấp, cải tiến hàng năm giúp quá trình được thực hiện nhanh chóng và chính xác.
- Quá trình bọc răng sứ được thực hiện theo tiêu chuẩn y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
- Bảng giá nha khoa luôn được công bố minh bạch, rõ ràng, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
Đảm bảo chỉ qua một lần điều trị, mọi người sẽ có hàm răng trắng sáng và tự tin hơn trong giao tiếp. Nếu có vấn đề về bọc răng sứ bị ê buốt, vui lòng liên hệ hotline 0835 79 1111 hoặc đăng ký tư vấn với Nha khoa VIN Dentist để được hỗ trợ sớm nhất.
Tham khảo một số bài viết hữu ích khác:
- Bọc răng sứ kiểu răng thỏ là gì?
- Bọc răng sứ có hết hô không? Chi phí bao nhiêu?
Bác sĩ Nguyễn Văn Thăng hiện đang là bác sĩ điều trị chính tại Nha Khoa VIN Dentist. Kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực nha khoa, niềng răng, bọc răng sứ… Cam kết mang đến cho quý khách hàng nụ cười tỏa sáng. Liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn tốt nhất: 0835.79.1111